Nét đặc trưng của giáo dục Phần Lan
Phần Lan được xếp hạng cao nhất trên thế giới về những tư tưởng cải tiến, khởi nghiệp và sáng tạo giáo dục. Nền giáo dục của Phần Lan đặc biệt ở uy tín và thực lực của học sinh. Do đó, những kì kiểm tra mang tính chất áp lực đè nặng sẽ không được đưa vào. Ngoài ra, chương trình giáo dục tại đây cũng không đề cao tính lý thuyết, sách vở hay học thuộc mà xem trọng sự thông thạo, hiểu biết của học sinh và khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Giáo dục Phần Lan chú trọng vào tính tập thể
Các giảng viên tại Phần Lan đều phải đạt tiêu chuẩn về trình độ và cũng được đánh giá là rất thân thiện, sẵn sàng hướng dẫn và tạo động lực cho học sinh sinh viên trong mọi buổi học.
Giáo dục tại Phần Lan còn đặc biệt chú trọng vào tính tập thể, khả năng làm việc nhóm của các học sinh, sinh viên thông qua các bài tập nhóm trong mỗi môn học tại trường. Cho nên, khi du học Phần Lan, bạn có thể thoải mái an tâm về chất lượng giáo dục tại đây.
5. Sự hỗ trợ đối với du học sinh
Khi bạn đã vượt qua được kì thi đầu vào, bạn sẽ đón nhận sự tiếp đón rất nồng hậu từ ngôi trường mà bạn trúng tuyển.
Trường sẽ cung cấp sự hỗ trợ ngay từ lúc bạn còn ở Việt Nam trong việc tìm phòng trong kí túc xá cực kì tiện nghi của trường.
Đến khi bạn đã sang đến Phần Lan thì sẽ còn nhận được nhiều sự hỗ trợ rất mực nhiệt tình từ A đến Z của các giảng viên và nhân viên tại trường.
Ngoài ra, khi du học Phần Lan, bạn còn được hưởng những chính sách ưu đãi khác của chính phủ như giảm giá 20% khi mua đồ ở các tiệm đồ cũ và được hưởng y tế miễn phí từ hệ thống y tế của du học sinh.
Bên cạnh đó, bạn còn được hưởng các ưu đãi về giá cả khác như phí sử dụng tàu xe công cộng cũng được giảm phân nửa; chỉ phải trả 2.7 Euro cho phần ăn tại căn tin thay vì 5.5 Euro,…
Phần Lan xây dựng nhà nước theo mô hình phúc lợi rộng rãi, giống như các nước Bắc Âu khác.
Những người sống ở Phần Lan đều được hưởng sự thịnh vượng do kinh tế và văn hóa mang lại. Phần Lan rộng thứ 6 ở Châu Âu và dân số chỉ khoảng 5,5 triệu người với mật độ chỉ 18 người/km2. Việc duy trì mật độ dân số ở đây cũng là lý do khiến cho mỗi người dân đều được chăm sóc tốt nhất có thể.
Nền giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới
Thủ đô Helsinki có dân số khoảng 626.305 người, thành phố Espoo có khoảng 267.906 người và Vantaa có khoảng 212.473 người; một số các thành phố lớn khác là Tampere, Bắc Oulu, Turku, Jyväskylä, Kuopio cũng là những thành phố đông dân ở Phần Lan.
Về khí hậu, Phần Lan có khí hậu lạnh, với khác biệt rõ rệt vào mùa đông và mùa hè, nhiệt độ trung bình hằng năm tại thủ đô Helsinki khoảng 5,3 độ C, trong khi đó mùa hè nhiệt độ cao nhất cũng lên tới 25 độ C.
Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông ở Phân Lan ở khoảng -20 độ C, đây cũng là thời gian có cực quang tuyệt đẹp, thu hút nhiều du khách quốc tế tới chiêm ngưỡng.
Đất nước tự do và hạnh phúc
Phần Lan là một nước có dân số già, tỷ lệ sinh thấp. Trẻ em Phần Lan được trợ cấp 100eur/tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trong khi đó phụ nữ mang thai được nghỉ 20 tuần hưởng nguyên lương nếu có công việc. Phần Lan được biết đến nhiều hơn với việc là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.
Không chỉ kinh tế, Phần Lan còn luôn giữ thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế về giáo dục, khả năng cạnh tranh kinh tế, tự do dân chủ, chất lượng sống,…
Theo Báo cáo hạnh phúc toàn cầu 2018 của Gallup, dựa trên 6 yếu tố thu nhập, sự tự do, tin tưởng, tuổi thọ trung bình, phúc lợi xã hội và lòng rộng lượng, Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.
Theo World Economic Forum, Quốc gia Bắc Âu này cũng được đánh giá là quốc gia an toàn nhất trên thế giới. Sự đánh giá này dựa trên các tiêu chí về tỷ lệ tội phạm, bệnh tật,…
Tuy rằng, đối với giáo dục, Phần Lan bắt đầu thu học phí kể từ mùa thu năm 2017 nhưng du học Phần Lan vẫn luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo du học sinh quốc tế bởi chất lượng đào tạo. Dưới đây là những thông tin đáng chú ý nhất.
Hệ thống giáo dục hiện đại ở Phần Lan
Tổ chức OECD (Organization Economic Cooperation and Development) đánh giá Phần Lan là nước thành công nhất thế giới trong giáo dục.
Giáo dục là một trong những lĩnh vực nền tảng chiến lược của Quốc gia này. Dẫn chứng cụ thể nhất là, những giáo viên “chuẩn” ở Phần Lan phải có ít nhất một văn bằng cao học trong ngành giáo dục. Nghề giáo viên ở Phần Lan cũng được coi là một trong những nghề danh giá nhất.
Phần Lan hiện đang đứng thứ 6 thế giới về chất lượng đào tạo, các bảng xếp hạng về giáo dục uy tín nhất thế giới như QS World University, Universitas21, Times Higher Education đều vinh danh những trường học và các tổ chức giáo dục ở Phần Lan.
Các trường đại học ở Phần Lan đào tạo theo hai hướng là Đại học Nghiên Cứu và Đại học Khoa học Ứng Dụng. Mỗi chương trình học tại mỗi loại trường có phương pháp giảng dạy khác nhau, tính chất đầu ra của sinh viên cũng khác nhau. Kèm theo đó, mức học phí, học bổng theo khối ngành cũng khác nhau.
Du học Phần Lan bằng tiếng Anh được không?
Hầu hết các chương trình học ở Phần Lan được đào tạo bằng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Nhưng hiện tại đa số các đại học có chương trình học bằng tiếng Anh bậc Thạc sĩ, sinh viên du học Phần Lan tại các chương trình này có thể dựa trên xét tuyển mà được chấp nhận nhập học.
Nhìn chung, du học Phần Lan bằng tiếng Anh hầu như chỉ có ở chương trình Thạc sĩ trở lên, ít gặp ở chương trình cử nhân.
Hệ Thạc sĩ ở Phần Lan có rất nhiều chương trình đào tạo ở các trường Đại học uy tín như Đại học Helsinki, Đại học Aalto, Trường Kinh tế Hanken, vv… Các trường này có các chương trình cử nhân và thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh, thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế đến từ các nước không nói tiếng Anh.
Thời gian học Thạc sĩ trung bình kéo dài 2 năm, sinh viên được đào tạo thông qua các bài giảng, hội thảo, thực hành.
Các trường đại học tại Phần Lan
Khối trường Đại học Khoa học Ứng Dụng
Trường Đại học Khoa học Ứng Dụng còn được gọi là Polytechnics (University of Applied Science – UAS). Đat là một loại hình chuyên đào tạo ứng dụng thực tiễn, nghiêng về thực hành dựa trên nghiên cứu khoa học ứng dụng. Sinh viên học tại trường Ứng Dụng sẽ được đào tạo chi tiết hơn về khả năng thích ứng trong công việc, có thể làm việc ngay sau khi ra trường.
Một chương trình học Cử nhân ở UAS thường bao gồm những môn học cơ bản, chuyên môn, tự chọn, thực tập/đào tạo thực tế bắt buộc và luận văn tốt nghiệp cử nhân. Chương trình học cử nhân có 210 – 270 tín chỉ, kéo dài từ 3.5 – 4.5 năm, mỗi năm học sinh viên dự kiến hoàn thành 60 tín chỉ.
Khối trường Đại học Nghiên Cứu
Còn được gọi là Universities, chuyên đào tạo các nhà nghiên cứu và quản lý cấp cao, các trường khối Nghiên Cứu hầu như đều có chương trình Thạc sĩ hay Tiến sĩ.
Một số trường Đại học Nghiên cứu đang có các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ bằng tiếng Anh như Đại học Helsinki, Đại học Aalto, Đại học Lappeenranta… Các ngành học của khối Đại học Nghiên cứu thường liên quan đến công nghệ, khoa học và máy tính, khoa học xã hội.
Du học Phần Lan ngành gì tốt nhất?
Điều kiện học lực và ngôn ngữ
Yêu cầu tối thiểu đối với bậc cử nhân:
Tốt nghiệp THPT hoặc đang theo học lớp 12.
Vượt qua kỳ thi đầu vào do các trường đại học ứng dụng Phần Lan tổ chức, hoặc có điểm SAT 1/SAT subject test.
Yêu cầu tối thiểu đối với bậc thạc sĩ:
Tốt nghiệp đại học cùng chuyên ngành, điểm trung bình tốt nghiệp 7.0 trở lên.
IELTS 6.5 – 7.0 hoặc TOEFL từ 92 điểm trở lên.
Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm tại chuyên ngành đăng ký học.
Một số trường hoặc khoa ngôn ngữ đặc thù sẽ có bài kiểm tra với khả năng tiếng Phần Lan của bạn.
Thi đầu vào
Để du học Phần Lan, sinh viên quốc tế cần tham gia kỳ thi kiểm tra đầu vào bắt buộc với năm phần: Đọc hiểu, viết luận, Toán, IQ và phỏng vấn với tổng điểm là 100. Bao nhiêu điểm là đạt chuẩn đầu vào còn phụ thuộc vào trường và chuyên ngành sinh viên đăng ký theo học.
Điều kiện tài chính
Nếu không phải là sinh viên thuộc Liên minh châu Âu, bạn cần chứng minh số dư trong sổ tiết kiệm tối thiểu là 6.720 euro (khoảng 180 triệu đồng), tương đương một năm sinh hoạt phí tại Phần Lan.
Nếu không có sổ tiết kiệm với số tiền tương ứng, bạn cần chứng minh thu nhập hàng tháng của mình hoặc của gia đình/người bảo lãnh tối thiểu là 560 euro/tháng (khoảng 15 triệu đồng). Nói chung các con số này đều không phải là lớn đối với điều kiện chung của người Việt Nam.
Hồ sơ du học Phần Lan
Hộ chiếu hoặc CMND
Học bạ THPT/Bảng điểm và bằng tốt nghiệp Đại học (cho chương trình Thạc sĩ).
Chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL iBT.
Thư bày tỏ nguyện vọng học tập, bản trình bày kế hoạch học tập của bản thân khi du học Phần Lan.
Thư giới thiệu của 2 Giáo sư, Phó Giáo sư có uy tín trong ngành sinh viên chọn học (cho bậc học Thạc sĩ trở lên ).
Kinh nghiệm làm việc (nếu có).
Chi phí du học Phần Lan là bao nhiêu?
Học phí
Từ năm 2017 trở về trước, Phần Lan miễn học phí cho sinh viên quốc tế. Sau năm 2017, số lượng du học sinh đổ về nước này ngày càng lớn nên chính phủ quyết định thu học phí đối với du học sinh.
Học phí trung bình khoảng: 5.000 – 15.000 euro/năm
Chi phí khác
Phí xin visa: khoảng 300 Euro và visa có thời hạn 1 năm, sinh viên phải làm thủ tục gia hạn theo từng năm trong thời gian du học Phần Lan. Đặc biệt, có visa Phần Lan bạn sẽ thoải mái du lịch các quốc gia trong khối Schengen.
Sinh hoạt phí tính cho một tháng: Giá thuê nhà một tháng từ 160 – 400 euro; thực phẩm khoảng 200-300 euro.
Phí hội sinh viên: 50 – 100 euro/năm.
Bảo hiểm y tế: 2000 euro/năm
Khi tham gia hội sinh viên địa phương, bạn sẽ nhận được thẻ sinh viên với nhiều ưu đãi như giảm giá ở các dịch vụ công cộng (bảo tàng, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục, phương tiện giao thông công cộng,…).
Làm thêm khi du học Phần Lan
Để tiết kiệm phần lớn chi phí du học Phần Lan, trước hết hãy nghĩ đến việc thuê một nhà ở giá tốt. Du học sinh có thể tìm nhà ở thông qua quỹ nhà ở sinh viên (như HOAS).
Tự nấu ăn cũng sẽ rút chi phí ăn uống của bạn xuống còn 200 eur/tháng, điều này vừa tốt cho khẩu vị của bạn, lại tốt cho ví tiền của bạn nữa.
Làm thêm khi du học Phần Lan là một cách cực kỳ hiệu quả để tiết kiệm tiền và kiếm thêm một khoản không nhỏ. Chính phủ Phần Lan quy định sinh viên được phép làm thêm 25h/tuần và làm việc toàn phần trong các kỳ nghỉ lễ. Lương làm thêm từ 8 – 15 euro mỗi giờ.
Công việc part-time phổ biến cho du học sinh là: phục vụ, pha chế, phụ bếp, giao nhận, giặt ủi, dọn dẹp, chăm sóc vườn, hái hoa quả, đóng gói trái cây, trợ lý cá nhân…
Cơ hội làm việc tại Phần Lan sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình từ cử nhân trở lên, sinh viên được phép ở lại một năm tại Phần Lan để tìm công việc và làm việc. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn vừa học tập và làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho lộ trình định cư Châu Âu sau này.
Đừng quên một cách rất tốt khác là tham khảo ý kiến của các du học sinh đi trước. Hãy kết nối và giữ liên lạc với các du học sinh đang học tại Phần Lan khác Đây là cách tốt để bạn có thể tiết kiệm chi phí, tìm kiếm cơ hội làm thêm và việc làm sau tốt nghiệp nữa đấy.
Nhanh tay liên hệ VinEdu để đăng kí nhận thêm thông tin chi tiết về lộ trình du học Phần Lan 2020 bằng cách truy cập tại website duhocvinedu hoặc gọi đến hotline 0972 131 212 để được tư vấn tuyển sinh miễn phí. VinEdu hân hạnh giúp bạn chinh phục mọi ước mơ.
Phần Lan là một quốc gia sở hữu nền giáo dục độc đáo mà nhiều quốc gia trên thế giới ngưỡng mộ trong suốt nhiều năm qua. Ngoài các phương pháp giảng dạy mang đến chất lượng đầu ra vô cùng tốt ra thì văn hóa, con người Phần Lan cũng là một trong những điều hấp dẫn đối với các bạn du học sinh khi đến với Đất nước Ông già Noel này.
Học tiếng bản địa là một điều khó khăn
Khi đến Phần Lan vào học kỳ đầu tiên, các du học sinh quốc tế bắt buộc phải học tiếng Phần Lan cơ bản. Việc này giúp cho các bạn có thể sinh hoạt một cách dễ dàng, giao tiếp và tạo được nhiều mối quan hệ hơn với những người bản xứ.
Nhưng thật khó khăn để bạn có thể giỏi và được thực hành tiếng Phần của mình tại Phần Lan. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng đây lại là sự thật.
Vì hầu hết tại những thành phố lớn, người ta đều có thể nói chuyện trôi chảy bằng tiếng Anh nên việc giao tiếp của bạn cũng không khác mấy khi biết hay không biết tiếng Phần.
Đặc biệt, tại các cửa hàng hễ bạn nói một câu tiếng Phần đơn giản (hoặc ấp úng) thì bạn sẽ được nhận ngay một câu trả lời bằng tiếng Anh. Vì vậy nhiều bạn du học sinh Việt Nam khi mới bắt đầu qua học tập tại đây đều chỉ học đối phó và tập trung hơn cho việc học tiếng Anh của mình.
Tìm hiểu trước về các chương trình học tập
Vì là một nước Bắc Âu nên vấn đề thời tiết luôn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mọi người trên Phần Lan.
Vì thế các học kì tại đây chỉ kéo dài 3 tháng và được chia thành 2 gia đoạn. Các sinh viên sẽ phải đăng kí các môn học riêng cho từng giai đoạn và thi kết thúc kỳ ngay sau đó. Việc này không khác mấy so với kiểu học tín chỉ của các trường đại học tại Việt Nam nên chắc sẽ không làm bạn quá bất ngờ khi học tập.
Mặc dù thời gian lên lớp không nhiều nhưng lượng tài liệu bạn phải đọc để có thể đáp ứng với môn học lại rất nhiều.
Ngoài ra, sẽ có một số môn học yêu cầu bạn nhiều thời gian đến lớp và thực hành gần như cả học kỳ. Nên việc bạn có thể vui chơi thoải mái như ở Việt Nam là một điều hiếm hoi. Nhưng bù lại kỳ nghỉ hè của bạn tại Phần Lan sẽ rất thoải mái, vì vậy đừng quá chán nản khi thời gian học chiếm nhiều thời gian hằng ngày của bạn.
Kinh nghiệm từ các bạn du học Phần Lan đi trước khuyên rằng bạn nên chuẩn bị trước cách học tập. Làm quen với việc đọc các chương trình.
Sách chuyên ngành tiếng Anh cũng như tìm hiểu qua các chương trình học tập tại Phần Lan sẽ phần nào giúp bạn dễ thở hơn trong quá trình học. Không ngừng nỗ lực, học hỏi nhiều từ bạn bè và thầy cô sẽ giúp bạn vượt qua những thử thách trong năm đầu đến đây.
Ăn uống tại Phần Lan không dễ chút nào
Do điều kiện thời tiết lạnh quanh năm nên hoa quả và thực phẩm ở Phần Lan rất ít và không đa dạng như các nước thuộc khu vực Nam Âu. Ở đây quanh năm chỉ có các loại rau cũ như: khoai tây, salad, cà chua, cải thảo, bắp cải, súp lơ, dưa chuột… Sang mùa hè khi thời tiết ấm hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn cho bạn nhưng không khác mấy.
Phần Lan nổi tiếng với xúc xích và bánh mì đen nhưng thật sự thì chúng rất khó nuốt và cứng, có lẽ chỉ chó người Phần mới thấy nó ngon.
Tìm hiểu thêm về: Điều kiện du học phần lan
Chi phí đi lại khi du học Phần Lan
Chi phí ăn uống của du học sinh Phần Lan thay đổi rất nhiều giữa các thành phố. Nhìn chung, trung bình mỗi tháng, sinh viên sẽ tốn khoảng 260 Euro để mua thực phẩm tại các siêu thị địa phương. Nhiều em thường lựa chọn các siêu thị bình dân như Lidl, Sale, Alepa và K-Market để được hưởng nhiều ưu đãi về giá.
Nếu sinh viên muốn “đổi gió” thì sẽ chọn thưởng thức bữa ăn trong các nhà hàng sang trọng với giá khoảng 11 Euro. Còn nếu sinh viên đến với các cửa hàng tầm trung thì chỉ mất 60 Euro cho bữa ăn đủ 3 món dành cho hai người.
Khoảng 33% sinh viên chọn phương tiện giao thông để di chuyển trong thời gian du học Phần Lan.
Vé đi lại dành cho sinh viên sẽ dao động từ 35 – 50 Euro, nếu các em muốn thuê xe hơi thì sẽ cần 230 Euro/5 ngày. Ngoài những khoản trên, chi phí du học Phần Lan cũng có thêm nhiều khoản khác như phí sinh viên (khoảng 100 Euro/năm) và chi phí cho các hoạt động xã hội (100 Euro/tháng).
Thời hạn thanh toán
Học phí năm học hoặc học phí học kỳ 1 và các khoản phí khác đóng trước ngày 14/08/2021
Học phí học kỳ 2 đóng trước ngày 31/12/2021
Chính sách ưu đãi đóng sớm:
Thanh toán học phí nguyên năm trước 26/05/2021: giảm 10%
Thanh toán học phí nguyên năm từ 27/05/2021 đến hết ngày 16/07/2021: giảm 5%.
Chính sách ưu đãi học phí cho anh chị em ruột
Ưu đãi 10% học phí cho con thứ 2 trở đi (tính học sinh nhỏ tuổi hơn) tham gia học tại VFIS cùng thời điểm. Mức ưu đãi cũng được áp dụng đối với các học sinh đóng học phí theo kỳ.
Học phí bao gồm:
Chi phí cho các môn học chính khoá
Hoạt động câu lạc bộ do trường tổ chức
Các chuyến tham quan dã ngoại trong ngày trong thành phố
Tài liệu tham khảo học tập trực tuyến
Hoạt động phụ đạo các môn chính khoá (trừ tiếng Anh) dành cho học sinh không theo kịp chương trình
Quy định phí giữ chỗ
Tất cả các học sinh phải thanh toán khoản tiền giữ chỗ tại Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan nhằm đảm bảo việc giữ chỗ nhập học của học sinh tại Trường, khi học sinh đáp ứng tất cả các điều kiện nhập học nhưng chưa thanh toán học phí ngay;
Khoản phí giữ chỗ sẽ được trừ vào lần thanh toán học phí nguyên năm hoặc vào đợt thanh toán học phí học kỳ 2 đối với học sinh đóng phí theo kỳ của năm học sinh theo học tại Trường.
Đối với học sinh đang theo học năm học 2020 - 2021 tại trường, nhà trường sẽ ưu tiên giữ chỗ cho năm học 2021 - 2022 với các điều kiện sau:
Nhà trường nhận được phản hồi sẽ tái nhập học của Quý Phụ huynh theo quy trình đăng ký tái nhập học trước ngày 29/04/2021.
Nhà trường nhận được phí giữ chỗ hoặc nhận được học phí cho năm 2021-2022 trước ngày 26/05/2021.
Trường hợp học sinh đáp ứng điều kiện nhập học và phụ huynh đóng phí giữ chỗ nhưng sau đó không có nguyện vọng cho con học tại trường thì phí giữ chỗ sẽ không được hoàn lại.
Trường hợp Học sinh đáp ứng các yêu cầu nhập học, phụ huynh đóng phí giữ chỗ theo thời hạn thông báo của Trường và trước 01/07/2021 nhưng sau đó nhà trường nhận thấy hồ sơ học tập của học sinh không đủ yêu cầu để học tại trường thì nhà trường sẽ hoàn lại 100% phí giữ chỗ.
3. Phương thức thanh toán
Quý phụ huynh vui lòng thanh toán theo các phương thức sau để hoàn tất thủ tục nhập học:
Tiền mặt:
Phụ huynh đến đóng tiền trực tiếp tại Bộ phận Tài chính, Phòng Quản trị Tổng hợp, trường Quốc tế Việt Nam Phần Lan.
Chuyển khoản (Ưu tiên)
Thông tin tài khoản chuyển tiền Việt Nam đồng của trường Quốc tế Việt Nam Phần Lan:
Tên tài khoản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Số tài khoản: 007.100.0973022
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương – Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chuyển khoản : Mã hồ sơ - Họ và tên học sinh - Số điện thoại
Quý Phụ huynh vui lòng thanh toán đủ các khoản phí theo thông báo, không bao gồm phí chuyển khoản.
Nhà trường sẽ không hoàn trả phần học phí còn lại đối với những trường hợp Học phí đóng theo kỳ
Phí giữ chỗ chưa được cấn trừ vào học phí từ đầu năm học sẽ được hoàn trả khi phụ huynh điền đầy đủ thông tin vào Phiếu Thông báo nghỉ học của Trường và nộp cho phòng Tuyển sinh Nhà Trường tối thiểu 45 ngày (bao gồm cả ngày cuối tuần và nghỉ lễ) trước ngày học cuối cùng của Học sinh tại trường.
Tại thời điểm chưa bắt đầu năm học 2021-2022
Trong trường hợp phụ huynh đã đóng học phí theo năm học hoặc theo học kỳ nhưng không có nguyện vọng cho con học tại trường nữa, phụ huynh điền đầy đủ thông tin vào Phiếu Thông báo nghỉ học của Trường và nộp cho phòng Tuyển sinh Nhà Trường:
Phần Lan
Phần Lan được mệnh danh là “đất nước xanh” – nơi có chất lượng cuộc sống được đánh giá tốt hàng đầu thế giới. Chính phủ đã miễn toàn bộ học phí cho các du học sinh theo học bậc đại học và tiến sĩ.
Theo trang to studyinfinland.fi, cho năm học 2016, Phần Lan không yêu cầu học phí cho bất cứ khóa học nào. Tuy nhiên, kể từ mùa thu năm 2017, nước này sẽ áp dụng mức học phí cho sinh viên đến từ các nước ngoài khối Liên minh châu Âu muốn theo học các khóa bằng tiếng Anh (ở cả hai bậc Đại học và Thạc sĩ).
Tuy nhiên, các khóa Tiến sĩ vẫn được miễn học phí vào năm sau.
Sinh viên du học Phần Lan chỉ phải chi trả mức sinh hoạt phí khoảng 4.500 – 6.000/năm Euro tùy theo mức chi tiêu.
Ngoài ra, sinh viên cũng được phép làm thêm 20h/tuần và làm toàn thời gian trong tất cả các kỳ nghỉ lễ, tết trong năm; lương làm thêm khoảng 9 – 15 Euro/giờ. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại nước một năm để làm việc lấy kinh nghiệm.
Một điều tuyệt vời khác cho những bạn trẻ đang có ý định du học Phần Lan là thủ tục visa thường khá đơn giản so các nước khác và không cần phải chứng minh tài chính.
Áo
Theo thông tin từ trang studyinaustria.at, nếu bạn là sinh viên ngoài khối Liên minh châu Âu thì sẽ phải đóng khoảng 363,36-726,72 Euro/học kỳ cho học phí, cộng thêm 17,50 Euros cho quỹ Hội Sinh viên và 50 Euros Bảo hiểm mỗi học kỳ. Nếu đến từ những nước phát triển, có thể bạn sẽ được miễn học phí tại các trường công và chỉ phải đóng quỹ Hội Sinh viên và Bảo hiểm. Ở Áo, chi phí sinh hoạt ướt tính 800 Euros/tháng bao gồm chỗ ở, ăn uống và chi tiêu cá nhân.
Na Uy
Studyinnorway.no cho biết, theo quy định, các trường đại học và cao đẳng công tại Na Uy miễn học phí cho mọi sinh viên bao gồm sinh viên quốc tế.
Quy định này áp dụng cho mọi bậc học bao gồm đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, một số trường đại học công và cao đẳng sẽ có yêu cầu học phí đối với một số khóa học chuyên biệt, chủ yếu ở bậc thạc sĩ. Sinh viên cũng cần trả một khoản phí năm học khoảng 300-600 NOK/kỳ.
Lưu ý, nếu muốn theo học các trường tư, có thể bạn sẽ phải đóng một số học phí cho các khóa học của họ, nhưng các khoản phí này thường thấp hơn rất nhiều so với hầu hết các quốc gia khác. Ngoài ra, các sinh viên quốc tế không phải trả học phí cao hơn các sinh viên trong nước.
Tuy có sự ưu tiên về học phí, nhưng Na Uy vẫn có một điểm hạn chế khiến sinh viên quốc tế “ngần ngừ” với điểm đến này, đó là do chi phí sinh hoạt tại Na Uy cao hơn nhiều quốc gia khác. Chi phí ở đây trung bình khoảng 90.000-100.000 NOK/năm (khoảng 9.500 đến 10.500 euros/năm).
Tương tự Phần Lan, học Đại học và sau Đại học tại Đức không mất học phí; từ học kỳ mùa đông năm 2013 – 2014, chỉ còn 1/16 bang của Đức thu học phí nhưng chỉ khoảng 500 Euro/học kỳ.
Chi tiết các khoản phí có thể thay đổi trong tương lai nên hãy chắc rằng bạn thường xuyên cập nhật.
Khác với bậc Đại học, hầu hết các khóa học thạc sĩ tại Đức đều có học phí tuy nhiên thấp hơn nhiều quốc gia khác. Còn ở các chương trình tiến sĩ tại Đức về cơ bản đều được gần như miễn học phí (các nghiên cứu sinh chỉ phải đóng học phí sau khi hoàn thành 6 học kỳ và chỉ phải trả phí xây dựng khoảng 150-200 Euros/kỳ).
Các nghiên cứu sinh thường được trả lương theo dự án nghiên cứu hoặc nhận học bổng.
Nếu xác định sống ở Đức, bạn nên chuẩn bị từ 500-800 euros/tháng cho chi phí ăn ở, đi lại và các phụ phí khác. Sinh viên được làm thêm 120 ngày/năm, với mức lương bình quân 7 Euro/giờ. Như vậy, sinh viên du học Đức có thể kiếm được khoảng gần 7000 Euro/năm để tự trang trải chi phí sinh hoạt.
Chính phủ Đức cũng tạo điều kiện cấp visa cư trú dài hạn khi bạn có hợp đồng làm việc lâu dài. Nếu bạn muốn về nước làm việc, Đức có chính sách hồi hương cho sinh viên với mức hỗ trợ đến 10.000 Euro.
Thụy Điển
Theo trang studyinsweden.se, lệ phí nộp và học phí ở Thụy Điển áp dụng cho các sinh viên không phải là công dân của các nước khối Liên minh châu Âu/Bắc Âu hoặc Thụy Sĩ cho cả hai bậc đại học và thạc sĩ. Các trường ở Thụy Điển có khá nhiều chương trình học bổng toàn phần hoặc một phần cho sinh viên quốc tế theo hình thức miễn giảm học phí.
Ở bậc tiến sĩ, các vị trí nghiên cứu sinh thường được tuyển sinh dưới dạng có lương (được chi trả bởi các trường đại học hoặc các nhà tài trợ bên ngoài). Điều này nghĩa là nếu sang đây làm nghiên cứu sinh, bạn sẽ không phải trả phí mà còn được nhận lương hàng tháng.
Tây Ban Nha đang là một điểm đến thu hút nhiều bạn trẻ bởi mức học phí, sinh hoạt phí thấp. Do được chính phủ hỗ trợ nên mức học phí du học Tây Ban Nha đặc biệt thấp so với các quốc gia châu Âu khác, chỉ khoảng 700 – 1000 Euro/năm; học phí thạc sĩ khoảng 1.700 – 3000 Euro/năm; chi phí sinh hoạt cũng “siêu rẻ”, chỉ khoảng 400 – 600 Euro/tháng. Sống và học tập tại Tây Ban Nha, bạn còn được đi làm thêm 20 giờ/tuần.
Bằng cấp của Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn châu Âu, được chứng nhận toàn châu Âu, châu Mỹ, châu Á; trong đó có các lĩnh vực đào tạo nổi bật như: Du lịch, kiến trúc, xây dựng, năng lượng, viễn thông…
Học tập tại Pháp miễn phí (hoặc giá thành rẻ)
Bạn thắc mắc khi đi du học ở Phần Lan sinh viên sẽ tiêu tốn bao nhiêu cho sinh hoạt phí một tháng? Và chi cho những gì? Bạn có biết chi phí ăn ở tại Phần Lan cho du học sinh thậm chí rẻ hơn Singapore?
Được hưởng giá nhà ưu đãi
Trường đại học ở Phần Lan không có ký túc xá.
Tuy nhiên mỗi thành phố đều có một công ty chịu trách nhiệm xếp nhà cho sinh viên. Giá nhà sinh viên thường rẻ hơn gần 50% so với giá thị trường và cũng có nhiều loại hình nhà ở cho bạn chọn. Không phải chen chúc vào kí túc xá giường tầng, bạn sẽ có hẳn phòng riêng và chỉ dùng chung bếp và toilet với 2 người khác thôi. Trung bình một phòng như vậy khoảng 250 euro/tháng ĐÃ BAO GỒM điện, nước, internet hết nha.
Được giảm 50% thức ăn trong trường
Khi có thẻ sinh viên, bạn sẽ được auto giảm 50% bữa ăn tại căng tin trường nhé. Trung bình chỉ còn 3 euro/bữa bao gồm món chính, salad, bánh mì và sữa lấy thoải mái. Ăn no căng mà giá siêu hạt dẻ luôn!
Nếu bạn tự nấu ăn ở nhà thì có thể mua đồ tại siêu thị, có nhiều mức giá vừa túi tiền sinh viên và Phần Lan cũng không lạm phát cao, nên giá nhu yếu phẩm không tăng nhiều. Tổng chi phí ăn uống/tháng khoảng 150 euro.
Được giảm 50% tiền tàu xe
Nếu nhà xa và cần đi bus hay tàu đến trường, bạn có thể mua vé đi lại cho sinh viên, chỉ bằng 50% mức dành cho người đi làm. Ở thành phố lớn thường có hẳn 1 loại thẻ đi lại, tốn khoảng 30 euro/tháng có thể sử dụng hết tất cả các loại phương tiện công cộng, đi bao nhiêu lần cũng được.
Thông tin này được chia sẻ tại ngày "Lớp học Phần Lan” diễn ra vào ngày 28/10 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan sẽ tuyển sinh vào tháng 6/2019 từ lớp 1 đến 12. Tuy nhiên, năm đầu tiên mới chỉ tuyển sinh từ lớp 1 đến lớp 9 với hai chương trình gồm chương trình quốc tế 100% tiếng Anh và chương trình 50% tiếng Anh.
Cụ thể, mức học phí dự kiến đối với chương trình quốc tế 100% tiếng Anh do giáo viên Phần Lan giảng dạy ở bậc tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) ước tính khoảng 310-340 triệu/năm; Mức học phí ở bậc THCS (lớp 6 đến lớp 9) dự kiến từ 345 - 380 triệu/năm. Học sinh được cấp bằng Tú tài quốc tế khi kết thúc khóa học.
Đối với chương trình 50% tiếng Anh do giáo viên nước ngoài giảng, bậc tiểu học có mức học phí ước tính từ 150-170 triệu/năm, bậc THCS từ 170-200 triệu/năm, cấp bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam.
Nhà trường chỉ áp dụng chính sách miễn giảm học phí với mức 10% cho con em có cha hoặc mẹ làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước. Đối với học sinh có cha hoặc mẹ đang làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng được miễn giảm từ 11 đến 25% học phí tùy vào thâm niên công tác của phụ huynh.
Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan thuộc Trường ĐH Tôn Đức Thắng được thành lập theo quyết định 5834 của UBND TP.HCM vào tháng 11/2016. Tháng 11/2017 trường chính thức khởi công xây dựng do độ ngũ kiến trúc sư Phần Lan trực tiếp thiết kế, giám sát xây dựng và sáng tạo môi trường sư phạm.
Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM quá trình để thành lập trường cũng rất nan nan, thách thức vì đây là lần đầu tiên ở TP.HCM có mô hình trường quốc tế trong trường công.
Thành phố xem đây là mô hình mới để nhân rộng trong hệ thống trường công của thành phố, nhưng Trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Phần Lan phải chứng minh về chương trình, sở vật chất, đội ngũ giáo viên...
Trường phổ thông quốc tế Việt Nam- Phần Lan sẽ tổ chức giảng dạy đồng thời chương trình giáo dục Phần Lan và chương trình giáo dục Việt Nam. Chương trình giáo dục Phần Lan được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do giáo viên Phần Lan phụ trách, và chương trình giáo dục Việt Nam do giáo viên Việt Nam và Phần Lan phụ trách, giảng dạy bằng tiếng Việt.
Chương trình giáo dục Việt Nam sẽ được "Phần Lan hóa", tức chương trình Việt Nam nhưng được giảng dạy theo phương pháp của Phần Lan kết hợp tăng cường khả năng tiếng Anh.
Học bổng du học Phần Lan 100% học phí
Thân gửi: Quý phụ huynh và các em học sinh,
Công ty Tư vấn Du học TPHCM là văn phòng Đại diện tuyển sinh của các trường Phổ thông, Cao đẳng, Đại học tại Châu Âu. Với bề dày gần 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã hỗ trợ cho hàng ngàn sinh viên du học Châu Âu thành công.
Công ty Tư vấn Du học TPHCM cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp toàn diện cho sinh viên, bao gồm tư vấn tuyển sinh và xin học bổng.
* Dành học bổng 100% tại Phần Lan
Du học TPHCM cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xin học bổng lên tới 100% học phí tại các trường hàng đầu Phần Lan. Chúng tôi mở ra nhiều cánh cửa khác nhau để Quý vị trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến chất lượng cao, xếp hạng top 3% những trường đại học hàng đầu thế giới. Chúng tôi đảm bảo rằng các trường thấy được nỗ lực và nguyện vọng học tập của bạn trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đối với những học sinh, sinh viên đang nuôi dưỡng giấc mơ du học, Công ty Du học TPHCM là địa chỉ tốt nhất giúp các bạn tìm kiếm thông tin đáng tin cậy, cơ hội học bổng và các nguồn lực hữu ích để biến giấc mơ thành hiện thực, để trải nghiệm nền giáo dục xuất sắc và để có một tương lai tốt hơn.